![]() |
Sony NEX-5N. |
Sony cải thiện hệ thống lấy nét trên NEX


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo -
Bí ẩn cái chết người đàn ông Mỹ lõa thể tại Kiên GiangNơi ông Ealls Rodney Harold sinh sống và cũng là nơi phát hiện thi thể ông.
Cửa chính căn nhà được thiết kế đặc biệt, tổng cộng có 3 khoá, qua 3 lớp cửa mớivào được bên trong. Ông Mỹ rất thích chơi ô tô, đặc biệt là xe cổ. Ông có bốnchiếc ô tô, tất cả đều được nhập từ Mỹ. Thỉnh thoảng ông tự đánh xe lên Sài Gònthăm một số người bạn.
Hàng xóm nhận xét ông thật thà dù ít giao tiếp, sống khá lặng lẽ, ẩn dật. Ngườiđặc biệt như ông khi chết đi khiến dư luận tò mò. Cái chết trở nên bí ẩn khi 3ngày sau người ta mới phát hiện ra thi thể ông trong tư thế trần truồng, nằmdưới sàn nhà. Hàng xóm cho biết, trước đó vài ngày vẫn thấy ông sống khoẻ mạnh,vui vẻ.
Ông Danh Hời cho biết, bình thường cứ mấy ngày là ông Mỹ qua nhà ông chơi, nhưngdạo này không thấy đâu, gọi điện không thấy bắt máy. Gia đình tưởng ông bận gìnên không chút nghi ngờ.
Đến ngày 6/6, ông lại gọi điện tiếp nhưng không liên lạc được. Sau đó, em gáiông qua nhà ông Mỹ xem sao, gọi cửa không thấy trả lời. Ghé sát vào cửa sổ, nhânchứng này không nhìn thấy gì, chỉ ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Biếtchuyện chẳng lành, chị chạy về nhà báo với mọi người và chính quyền địa phương.
Không lâu sau đó, công an xã đến nơi bảo vệ hiện trường. Đây là cái chết liênquan đến người nước ngoài nên trực tiếp công an huyện phối hợp với công an tỉnhlàm việc.
Do cửa được thiết kế chắc chắn, lại khoá trong nên phải khá vất vả, mọi ngườimới vào được nhà. Tại hiện trường, ông Mỹ chết trong phòng ngủ, tư thế nằm ngửa,không một mảnh vải che thân. Đặc biệt, ông không chết trên giường mà ở dưới nềnnhà. Thi thể xuất hiện vết máu, đang trong quá trình phân huỷ...
Theo đánh giá của công an, nạn nhân chết trước đó khoảng 3 ngày, có thể là vàoban ngày, vì bóng điện không bật sáng, vô tuyến vẫn đang mở.
Việc mổ tử thi và lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành kỹ lưỡng trước khi giao xáccho gia đình vợ người xấu số. Người chết nặng khoảng 150kg nên gia đình khôngchở đến các lò hoả táng chuyên dụng, mà theo phong tục địa phương, tự hỏa táng.Người dân đến chứng kiến rất đông, ai cũng tò mò trước cái chết bí ẩn của ôngMỹ.Vợ Việt lấy vợ nhỏ cho chồng Mỹ?
Sau cái chết của ông Mỹ, người dân bàn nhiều đến cuộc đời cũng như lý do vì saoông quốc tịch Mỹ, nhưng lại sống ở Việt Nam.
Cơ quan chức năng cho hay, nạn nhân ngụ bang Oregon (Mỹ). Trước đây ông tham giachiến tranh tại Việt Nam, làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đó bà Thị Nga(SN 1951, quê Châu Thành, Kiên Giang) là công nhân tạp vụ tại sân bay.
Viên sĩ quan quân đội Mỹ cảm mến cô gái dịu dàng lại xinh xắn, chăm chỉ. Năm1971, quân đội viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam, ông dẫn theo cô gái miền Tây vềrồi tổ chức kết hôn bên Mỹ. Hai vợ chồng sinh được hai trai, một gái, sau đó mộtngười con trai chết trẻ do bệnh tật.
Sống bên Mỹ một thời gian, sau khi hoà bình lập lại ở Việt Nam, vị cựu chiếnbinh Mỹ lưu luyến đất Việt, khăng khăng đòi vợ quay trở lại Việt Nam sinh sống.
Đến khoảng năm 1990, hai vợ chồng về Việt Nam, xuống quê vợ ở Kiên Giang mua bốncông đất xây nhà ở tạm trú. Ông mua hai chiếc sà lan chở cát cỡ lớn, mỗi chiếcvài tỷ bạc, để ở Sài Gòn cho thuê. Về Kiên Giang ông mua bốn chiếc tàu biển, mỗichiếc trên dưới 1 tỷ đồng, cũng cho thuê. Hai vợ chồng chỉ việc ở nhà hưởng thụ,hàng tháng nhận tiền và gửi tiền sang Mỹ nuôi con ăn học.
Khi con cái lớn lên, bà vợ khuyên chồng quay trở lại Mỹ sinh sống nhưng ông nhấtquyết không chịu. Thế là hai vợ chồng đành sống ly thân, ông ở lại Việt Nam, cònbà quay lại Mỹ với con cái. Trước đó, hai vợ chồng đã bán hết tài sản là haichiếc sà lan và bốn chiếc tàu biển, gửi tiền ở ngân hàng.
Sợ chồng ở một mình “bậy bạ” với người khác lại sinh bệnh tật, trước khi quay vềMỹ, bà vợ “chu đáo” rước một phụ nữ ngoài 30 tuổi về nhà làm “vợ bé” cho chồng.Do không hợp nhau, đôi này sống với nhau mấy năm thì bỏ.
Thêm một lần ăn “trái đắng” "thôn nữ"
Không lâu sau đó, ông Tây kén một phụ nữ tuổi ngoài 30 ở quận Thốt Nốt, TP CầnThơ về làm tạp dịch, cơm nước cho ông. Khi đó, ngoài làm việc nhà cho ông vàsống như một người vợ bé, cô này còn mở thêm cửa hàng tạp hoá ngay sát đườngcái, trước nhà.
Theo người dân địa phương, cô này chấp nhận sống như vậy mục đích là “bòn rút”tiền ông Mỹ chứ không có tình cảm gì. Thấy "kiếm tiền" kiểu này không suôn sẻ vìông Mỹ rất “ky bo” nên cô gái đòi chia tay, yêu cầu ông cho cô 200 triệu đồng đểcó vốn đi chỗ khác làm ăn, nhưng không được đồng ý.
Cô kiện ra toà. Toà án buộc ông trả cô gái hơn 100 triệu đồng, là tiền côngtrong suốt thời gian cô ở với ông Tây. Khoảng 6 tháng sau vụ kiện này, người dânphát hiện ông chết trong nhà riêng.
Trước khi chết, ông Harold vẫn nhận lương hưu từ Mỹ, mỗi tháng hàng nghìn USD.Theo luật Mỹ, công dân mang quốc tịch nước này không được đi đâu sinh sống quá 6tháng. Do đó, để không bị cắt quốc tịch, cắt lương hưu, ngoài 6 tháng sống ởViệt Nam, thời gian còn lại ông phải về Mỹ sinh sống.
Dù điều kiện khó khăn như vậy nhưng ông nhất quyết được sống ở Việt Nam. Trướckia, khi được hỏi về lí do, ông nói: “Khí hậu Việt Nam dễ chịu, con người ViệtNam hiền hoà dễ sống hơn”. Người em vợ cho biết thêm, dù ông Tây giàu có nhưngtừng có thời gian ông nuôi hàng nghìn con vịt, hàng trăm con gà, rồi đào ao nuôiba ba làm kinh tế.
“Ông ấy nói là làm những việc này không đơn giản chỉ vì tiền bạc, mà muốn đượcsống như một người nông dân bình thường”, ông Danh Hời kể lại.
Sau khi biết tin chồng qua đời, vợ ông từ Mỹ đang làm thủ tục để về nước nhanhnhất có thể. Tại hiện trường, công an tìm được hai két sắt không thấy chìa khoá;khoảng 1.000 USD và hơn 4 triệu đồng.
Sáng 10/6, trao đổi với PV, Đại tá Phạm Trung Thành, Chánh văn phòng Công antỉnh Kiên Giang cho biết, cơ quan công an đang chờ kết quả mẫu giám định từ Việnkhoa học hình sự (Bộ Công an), từ đó mới biết được đây có phải là một vụ án hìnhsự hay không.
(Theo Xa lộ pháp luật)
">
-
Vợ chồng người H'Mông bị lừa hết tiền, dầm mưa đi bộ từ Hà Nội về Hà GiangBài đăng của anh Phạm Chung trên mạng xã hội kể về câu chuyện hai vợ chồng người dân tộc H'Mông dầm mưa đi bộ từ Hà Nội về Hà Giang đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Khoảng 11h trưa 24/6, trên đường sắt đoạn đi qua giữa 2 tổ dân phố Núi 1 và Núi 2 (phường Nam Tiến, huyện Phổ Yên, TP Thái Nguyên), người dân phát hiện có 2 người ngồi trên đường tàu.
Hỏi chuyện thì được biết đó là 2 vợ chồng người dân tộc H'Mông trú tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Hai vợ chồng thông qua người môi giới xuống Hà Nội làm thuê. Được 2 tháng, vì nhớ con nên xin về nhưng chủ không trả tiền và giấy tờ. Hai người đành đi bộ dọc theo đường tàu từ Hà Nội để về quê.
Sau 7 ngày đi trên đường mệt và đói, may mắn cặp vợ chồng được gia đình anh Phạm Chung (SN 1994) giúp đỡ.
Vợ chồng anh Chung mời đôi vợ chồng xa lạ về nhà, cho quần áo tắm rửa và mời cơm. Anh Phạm Chung kể lại với VietNamNet: “Từ sáng tôi đã thấy có 2 người ngồi gần đường tàu phía cánh đồng trống không có nhà dân. Tôi lại tưởng đội trẻ chơi ở đó nên không để ý”.
Đến trưa, dù trời mưa gió vẫn thấy 2 người ngồi đó nên bác của anh Chung đi ra hỏi chuyện thì biết được hoàn cảnh của vợ chồng người Hà Giang này. Bác mời họ vào nhà ăn cơm nhưng họ từ chối. Sau đó, người nhà mang bát cơm và đồ ăn ra họ mới nhận và ngồi ăn ngon lành. Vợ chồng anh Chung lúc ấy biết chuyện nên cùng nhau ra hỏi thăm tình hình của họ.
Cuộc nói chuyện giữa 2 cặp vợ chồng dưới mưa được anh Chung đăng lên mạng xã hội.
“Nhìn thấy họ ngồi dưới mưa, ăn hết bát cơm chan nước mưa mà tôi xót ruột. Anh chồng còn nhường hết đồ ăn cho vợ, anh ấy chỉ ăn mỗi quả trứng. Nhìn vợ chồng họ nghèo nhưng thương nhau làm tôi thấy mủi lòng. Lúc ấy thấy họ quá mệt và đói, tôi chỉ nghĩ đến việc đưa họ về nhà tắm rửa, cơm nước rồi sẽ tính tiếp xem làm gì giúp họ”, anh Chung nói.
Qua trò chuyện, anh Chung biết được đôi vợ chồng người H'Mông đi bộ dọc theo đường tàu đã 7 ngày, đói, khát và dầm mưa cả đêm. Cô vợ Hoàng Thị Mị (SN 1984) vì quá đuối sức, không thể đi nổi nên khi trời sáng, anh chồng Lò Mí Pó (SN 1999) đi bắt ốc bươu vàng, 1 con thằn lằn và bẻ 1 củ măng nướng lên ăn cho đỡ đói.
“Cũng may đêm qua không có tàu đi qua đây khi họ ngủ lại ngay trên đường tàu này. Và cũng may vì họ mệt do dầm mưa cả đêm nên mới nghỉ lại ở đây thì chúng tôi mới phát hiện ra”, anh Chung nói.
Anh Chung mời đôi vợ chồng người Hà Giang về nhà, đưa quần áo cho thay và gợi chuyện để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của họ. Hai vợ chồng Pó và Mị nhiều ngày lội bộ về quê, cứ mải miết đi theo đường ray tàu hỏa. Họ đi đến khi tối trời không thấy đường thì dừng lại nghỉ, lúc nghỉ ở đường tàu, lúc dưới gầm cầu.
“Họ không dám vào nhà dân xin ăn hay xin tiền vì họ sợ người ta hiểu nhầm và không cho. Họ chỉ dám xin nước uống ở vòi, dọc đường gặp cây gì ăn được thì ăn, lúc thì bới rác lúc thì bắt ốc. Chỉ vì nhớ con mà họ có thể làm tất cả để về với con, chịu đói chịu rét nhưng vẫn rất trong sạch, không trộm cắp”, anh Chung nói.
Người chồng kể lại câu chuyện cặp đôi dầm mưa dãi nắng, chịu đói chịu khát để tìm đường đi bộ về nhà. Vợ chồng anh Chung đã giao lại toàn bộ số tiền anh em bạn bè hỗ trợ giúp đỡ vợ chồng Pó - Mị.
“Mỗi tháng 2 vợ chồng họ làm 28, 29 công. Làm gần 3 tháng vậy mà chủ không trả một đồng nào để họ gửi tiền về cho con. Ở quê, họ còn bố già và 3 con nhỏ. Họ vất vả đi làm kiếm tiền vậy mà bị lừa, đã vậy còn lấy hết giấy tờ và không có một đồng nào để được về nhà, khổ thật sự”, chị Quỳnh Thư - vợ anh Chung chia sẻ.
Thương 2 người thật thà bị lừa gạt, vợ chồng anh Chung quyết tâm giúp đỡ họ tới cùng. Không chỉ đưa quần áo cho 2 vợ chồng tắm giặt, đãi 2 bữa cơm mà anh Chung còn chu đáo lo chỗ ngủ nghỉ và sấy đồ giúp họ.
“Tôi liên hệ bạn bè tìm xe để sáng 25/6 bắt xe cho họ về Hà Giang. Và nhờ 1 người bạn trên đó bắt tiếp xe để đưa họ về tận Đồng Văn”, anh Chung nói.
Qua câu chuyện chia sẻ lên mạng xã hội, nhiều anh em bạn bè của anh Chung có số tài khoản đã chủ động gửi tiền nhờ anh giúp đỡ hai vợ chồng thật thà kia. Chỉ trong vòng chưa tới 12 tiếng, tổng số tiền anh Chung và bạn bè giúp đỡ vợ chồng Pó- Mị là hơn 9 triệu đồng. Anh Chung đã bàn giao cho Pó luôn trong đêm 24/6.
"Mặc dù mình không kêu gọi ủng hộ, nhưng vẫn có người có số tài khoản của mình nên chuyển tiền để gửi tới vợ chồng bạn ấy. Có những cô chú anh chị còn tới tận nhà để đưa trực tiếp. Mình có ghi lại danh sách những người đã giúp đỡ, và hiện giờ mình không nhận tiền nữa. Hai vợ chồng họ đã đi nghỉ để sáng ra lên xe về nhà", anh Chung nói.
Sáng 25/6, gia đình anh Chung đã liên hệ được nhà xe chở vợ chồng Pó - Mị đi từ Thái Nguyên về Hà Giang. "Hai bạn đã lên xe về Hà Giang, về với con và gia đình. Mong rằng sau này hai bạn sẽ có cuộc sống ổn định hơn. Thông qua mạng xã hội tôi chia sẻ tình huống của vợ chồng họ, mong rằng sẽ cảnh báo để những con người hiền lành chất phác như họ sẽ không bị lừa gạt.
Tôi cũng đã tư vấn cho họ nếu chẳng may gặp phải sự cố như thế này trước tiên hãy tới trình báo cơ quan công an hay chính quyền thay vì cùng nhau đi bộ như vậy", anh Chung nói.
9X được cộng đồng mạng tìm kiếm vì đẹp trai, nửa đêm giúp đỡ người bị nạnHành động nhỏ nhưng ý nghĩa của chàng trai 9X giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn xe máy đêm 3/6 tại Hà Nội đang được lan tỏa trên mạng xã hội.">
-
Chương trình mang đến nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Napas như giảm ngay 50.000 đồng cho hóa đơn từ 200.000 đồng tại cụm rạp Lotte trên toàn quốc. Mỗi thẻ Napas được nhận ưu đãi tối đa 5 lần mỗi ngày. "> Ưu đãi vé xem phim tại Lotte Cinema cho chủ thẻ Napas