Trong cơn đê mê, chị không còn muốn quay trở lại với cuộc sống nhàm chán của mình nữa, chỉ muốn được mãi như giây phút này, được bung tỏa những khát khao yếu mềm của một người đàn bà bị “bỏ đói” lâu ngày rồi mà thôi. Vợ chồng anh Hùng và chị Phượng kết hôn với nhau đã gần chục năm, nhưng số ngày sống chung gom lại chỉ tính được bằng tháng. Bởi ngay sau đám cưới, anh Hùng được điều động sang công ty mẹ ở Hàn Quốc làm giám sát công trình với mức lương rất cao.
Chị Phượng ở nhà, không cần phải đi làm nữa, chỉ việc chăm lo vun vén gia đình. Ngoài tiền mua nhà, thấm thoắt, anh chị đã dành thêm được một số tiền tiết kiệm rất lớn, phải đến vài ba tỷ trong ngân hàng.
Nhưng tiền thì nhiều mà khoảng cách thì xa khiến tình cảm vợ chồng cũng có phần nhạt phai đi nhiều. Những cuộc nói chuyện thưa thớt hơn khi hai người dường như chẳng biết kể chuyện gì cho nhau nghe nữa. Chị Phượng có nhiều thời gian rảnh rang chẳng biết làm gì, ngoài thời gian lân la facebook tâm sự thầm kín với các chị em thì lại đi spa, đi mua sắm…
Rồi mỗi tuần một lần, hội nhóm của chị lại họp mặt rôm rả tại một quán café quen thuộc. Ngay từ những hôm đầu đến đây, chị Phượng đã bị ấn tượng bởi một chàng phục vụ điển trai, phong thái rất khác những nhân viên còn lại. Quang có vóc dáng cao ráo, cách nói chuyện lịch sự nhưng đôi lúc lại biết cách ý nhị hỏi khách hàng những câu rất tâm lý, tình cảm.

|
Ảnh minh họa |
Về nhà, hình ảnh của Quang vô tình theo chị Phượng vào trong cả giấc mơ. Rồi chị thường lui đến quán café ngày một nhiều hơn. Chị đến một mình, mang theo cái ipad và đôi lúc thấy quán vắng khách lại rủ rê Quang ngồi cùng nói chuyện cho vui. Qua đôi ba câu, chị Phượng đã bỗng thấy thương cảm trước một chàng trai mới ngoài ba mươi nhưng đã bỏ học từ nhỏ, đi làm kiếm tiền từ đủ nghề như bưng bê, chạy xe ôm, cửu vạn… và nhường cơ hội học hành cho các em.
Khoảng một tuần sau đó thì Quang bỗng dưng chẳng thấy chị Phượng đến quán nữa. Cậu nhắn tin hỏi thăm thì được biết chị bị ốm và đang ở nhà một mình nên rất mong có người đến thăm. Quang ghé qua nhà, bấm chuông và sững sờ khi thấy người ra mở cửa là một chị Phượng rất khác trong chiếc váy ngủ satin hai dây buông lơi hờ hững.
Quang có phần ngại nhưng vẫn vào nhà ngồi nói chuyện. Được vài câu thì bỗng dưng chị Phượng nghiêng người sang phía Quang và thỏ thẻ: “Anh nhà chị vắng nhà ngót nghét đã chục năm. Là một người đàn bà, chị cảm thấy rất khát khao được yêu thương. Nói thật, chị đã cảm mến em từ lâu…”. Chị không quên nhìn Quang bằng ánh mắt yếu đuối, như thể van nài muốn được yêu vậy.
Nhìn quanh ngôi nhà, Quang dường như nhận ra cơ hội của mình, lặng lẽ sát gần lại người đàn bà gọi mời bên cạnh, chủ động khơi gợi, bế thốc chị Phượng lên giường. Trong cơn đê mê, chị không còn muốn quay trở lại với cuộc sống nhàm chán của mình nữa, chỉ muốn được mãi như giây phút này, được bung tỏa những khát khao yếu mềm của một người đàn bà bị “bỏ đói” lâu ngày rồi mà thôi. Điện thoại báo cuộc gọi đến của chồng, chị cũng mặc kệ, vứt qua một bên.

|
Ảnh minh họa |
Thời gian sau đó chị bỗng có cảm giác mình như một bà hoàng khi được Quang cưng nựng, chiều chuộng, lại chuyển sang cách xưng hô anh em ngọt xớt. Bù lại, chị cũng sẵn sàng chi tiền để mua tặng Quang những chiếc điện thoại đời mới nhất, sắm sửa cho người tình một chiếc xe đua đắt tiền hay thay mới toàn bộ tủ quần áo của Quang bằng những món đồ thật đẹp. Rồi chị lại còn giúp Quang chuyển sang một chỗ trọ sáng sủa, tiện nghi hơn và tự tay vun vén căn nhà ấy như là tổ ấm của chính mình vậy.
Chị Phượng không còn mong chờ những cuộc gọi hai ngày một lần của anh Hùng nữa, cũng trả lời rất qua quýt mỗi lần chồng gọi video qua skype. Chị vô cảm trước chồng. Bởi mỗi năm anh mới về một lần, chị chẳng còn đủ sức để cứ mòn mỏi ngóng trông anh mãi như thế. Chị đang độ hồi xuân và điều chị muốn chỉ là được ôm người mình yêu mỗi đêm mà thôi. Có lẽ ai yêu rồi cũng sẽ mù quáng như chị. Nhưng chị kệ, bởi chị đã tưởng tượng đến một ngày rút hết tiền tiết kiệm và cùng Quang đến một nơi không ai biết, sống những ngày tháng chỉ có tình yêu mà thôi.
Chị chưa kịp mộng mơ cho xong thì đã nhận ngay cuộc điện thoại của người tình. Quang nói trong nước mắt: “Em trai anh bị bọn xã hội đen đến siết nợ vì vay tín dụng đen. Số tiền lên đến 800 triệu rồi. Bọn nó đang dọa giết cả nhà anh. Em giúp anh với, không cả nhà anh chết mất!” Chị bàng hoàng, không kịp suy nghĩ, chạy đến ngân hàng rút tiền và gửi đến cho Quang. Quang rưng rưng cám ơn và bảo chị Phượng rằng mình phải về quê gấp để giải quyết sự việc, có gì ra đến Hà Nội sẽ liên lạc lại sau.
Nhưng chị Phượng như ngồi trên đống lửa khi đã một tuần trôi đi mà Quang vẫn chẳng có tin tức gì. Gọi điện thì thuê bao đã không liên lạc được. Rồi đến một tháng trôi qua, người tình của chị vẫn bặt vô âm tín. Chị nằm bẹp trên giường mỗi ngày, lảng tránh những cuộc gọi từ phía chồng, hoang mang không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu.
Rồi chị Phượng bàng hoàng vô cùng khi nhận được cuộc gọi từ công an điều tra, thông báo người tình của chị đang bị tạm giam vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo như lời tố cáo của một người phụ nữ khác. Qua điều tra, họ biết được chị cũng đã bị thất thoát ít nhiều và cần triệu tập để lấy lời khai. Lúc này chị mới choàng tỉnh, nhưng mọi việc dường như đã quá muộn màng.
Và càng cay đắng hơn cho chị khi điện thoại bỗng hiện lên tin nhắn của chồng: “Nhìn em dạo gần đây anh không thể yên tâm được. Anh đã xin nghỉ phép và đang trên đường ra sân bay để về nhà!” Chị ôm mặt khóc nức nở, vì không biết sẽ phải đối mặt với chồng mình ra sao, sẽ phải giải thích thế nào về số tiền tiết kiệm đã vơi đi một nửa và sống tiếp bằng cách nào với ký ức ê chề về những ngày tháng bên chàng “phi công trẻ” lừa đảo, tráo trở đây…
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="Chồng xuất ngoại, vợ ôm tiền tỷ nuôi 'phi công trẻ'"/>
Chồng xuất ngoại, vợ ôm tiền tỷ nuôi 'phi công trẻ'
 thường quyên góp quần áo cũ của mình vào các thùng từ thiện.</p><p>“Tôi luôn giữ lại trang phục cũ, chờ có dịp tặng cho bà con nghèo hoặc nhân viên vệ sinh tại khu vực. Nhưng hiện nay, không còn nhiều người mặc đồ cũ nữa. Tôi đành gửi tặng đồ đến các tổ chức thiện nguyện, hy vọng giúp đỡ được những người khó khăn”, cô chia sẻ với <em>China Daily.</em></p><p>Cô cũng thường giúp bố mẹ mình tặng đồ cũ theo cách này.</p><p>“Quyên góp là cách tốt để giúp đỡ người nghèo khó, đồng thời giữ cho tủ quần áo của bố mẹ tôi gọn gàng, ngăn nắp. Những người cao tuổi như họ có thói quen tích trữ quá nhiều đồ đạc”, cô nói.</p><p>Tuy nhiên, mới đây, Yiming bất ngờ khi biết những thùng từ thiện mình gửi đồ lại là chiêu trò lừa đảo của kẻ gian.</p><p>)
 |
Các thùng từ thiện giả được rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: WeChat. |
Đầu năm nay, cuộc điều tra của The Papercho thấy các loại thùng từ thiện giả mạo được bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc với giá thấp nhất là 400 nhân dân tệ (khoảng 63 USD) mỗi thùng.
Nhiều người bán còn gợi ý khách mua đặt in thêm dòng chữ “Hiệp hội từ thiện”, “Phúc lợi công cộng” hoặc “Bảo vệ môi trường” để chiếc thùng trông giống thật hơn.
Trong khi đó, một tấn quần áo đã qua sử dụng có giá lên tới 2.200 nhân dân tệ (tương đương 333 USD).
Theo một đối tượng chuyên làm giả thùng từ thiện, việc chiếm đoạt quần áo cũ và bán lại là công việc kinh doanh rất dễ dàng, có thể kiếm bộn tiền với lợi nhuận hàng năm lên đến 600.000 nhân dân tệ (90.700 USD).
Tại Trung Quốc, hành vi giả mạo tổ chức từ thiện là bất hợp pháp. Bất chấp điều này, hoạt động sản xuất, kinh doanh thùng từ thiện giả vẫn bùng nổ, đặc biệt ở các thành phố nhỏ.
Ông Wang Zhenyao, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Từ thiện Trung Quốc, cho biết thùng từ thiện giả ngày càng xuất hiện nhiều trong vài năm gần đây do người dân không còn muốn tích trữ quần áo đã qua sử dụng.
“Hoạt động quyên góp quần áo cũ bắt đầu diễn ra từ những năm 1990 một cách thường xuyên. Hồi đó, không có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức xã hội, những trang phục này được tái chế bởi cơ quan dân sự cộng đồng”, ông nói trên Red Star News.
 |
Nhiều tổ chức phi chính phủ đặt các thùng thu gom quần áo cũ để gây quỹ và giúp đỡ người khó khăn. Ảnh: Edmond So. |
Tháng trước, Bộ Nội vụ Trung Quốc cảnh báo người dân về các tổ chức từ thiện giả mạo.
“Hành vi của nhóm người này vi phạm Luật từ thiện, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các nhà tài trợ và làm hoen ố hình ảnh của hoạt động thiện nguyện nói chung”, trích thông báo của Bộ.
Năm ngoái, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã dẹp 4 tổ chức thiện nguyện giả mạo. Các nhóm này bị phạt 20.000 nhân dân tệ (tương đương 3.050 USD) và buộc phải tiêu hủy các thùng từ thiện “nhái”.
Trước đó, vào năm 2020, cơ quan chức năng khu tự trị Choang Quảng Tây cũng loại bỏ 172 thùng từ thiện giả.
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự tức giận trước hành vi của kẻ lừa đảo.
Một người dùng trên Baidu cho biết: “Không ngờ lòng tốt của rất nhiều người lại chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm tư nhân”.
"Những bộ quần áo này dành cho người khó khăn và thiếu thốn, không phải cho những kẻ tham lam”, một người khác bình luận.
Theo Zing
" alt="Lừa lấy quần áo thiện nguyện ở Trung Quốc"/>
Lừa lấy quần áo thiện nguyện ở Trung Quốc
Trẻ nhỏ Nhật Bản thường được biết đến với sự nề nếp, độc lập và tự chủ. Điều gì tạo nên các đặc điểm đó?Người Nhật quan niệm, điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần làm là cố gắng hỗ trợ trẻ phát triển tư duy độc lập, tính quyết đoán, nhưng sự giúp đỡ ấy cần từng bước được loại bỏ đến ngày đứa trẻ có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.
Kỷ luật để khuyến khích trẻ
Từ 2 tuổi trở đi, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu hình thành các thói quen sinh hoạt. Lúc này, người mẹ chỉ đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động sinh hoạt cá nhân như mặc quần áo, ăn uống, tự đi vệ sinh, và đánh răng. Trẻ nhỏ ở lứa tuổi này thường rất hứng thú khi được tự thực hiện các hoạt động đó, và nên được bố mẹ động viên, cổ vũ để có thể hoàn thành mọi việc.
Từ 2 tuổi trở đi, trẻ đã có thể tự ăn uống và thực hiện các công việc cá nhân khác với sự giúp đỡ của mẹ.
Bước sang giai đoạn 3 – 4 tuổi, trẻ thường sẽ hình thành thói quen ăn uống trên bàn, tự đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, và không còn tỉnh giấc giữa đêm khi ngủ. Nhưng trên thực tế, mỗi đứa trẻ lại có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu trẻ vẫn chưa tự thực hiện được một công việc nào đó, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng mà vô tình tạo áp lực lớn cho trẻ.
Trẻ nhỏ được 5 tuổi đã có thể trông em và làm vài việc vặt cho mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ đã hình thành được khả năng tư duy và tự đưa ra quyết định trong một số hoàn cảnh nhất định, trẻ không còn cần người lớn kiểm soát các hoạt động và cũng có thể tự điều chỉnh hành vi để thích nghi với môi trường sống xung quanh.
Như vậy, quan trọng là các bậc phụ huynh cần hiểu được mục đích của việc kỷ luật trẻ nhỏ là nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ hình thành và phát triển, và để dạy trẻ cách thích nghi với hoàn cảnh sẵn có. Khi áp dụng các hình thức kỷ luật đối với trẻ, bố mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng tác động của các hình thức đó với sự phát triển của trẻ trong việc nâng cao được tính tự chủ, sự tự tin và khả năng tư duy độc lập khi trẻ trưởng thành.
Cách kỷ luật tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ
Điều kiện và môi trường sống của mỗi gia đình là khác nhau, từ thu nhập của bố mẹ, khoản tiền đầu tư cho giáo dục, phương pháp kỷ luật trẻ, đến số quyển sách có trong gia đình. Vì vậy một cuộc nghiên cứu nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng đọc, viết, vốn từ vựng, cũng như kết quả học tập ở trường tiểu học của trẻ ở ba quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã được thực hiện.
Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức thu nhập của phụ huynh có ảnh hưởng đến khả năng biết chữ của trẻ nhưng ảnh hưởng đó giảm dần đến khi trẻ được 5 tuổi; trong khi đó, phương pháp kỷ luật của bố mẹ và số lượng sách mà gia đình sở hữu vẫn tiếp tục tác động đến sự phát triển từ ngữ của trẻ.
Phương pháp giáo dục “hoạt động chung” (bố mẹ và trẻ giao tiếp với nhau, dành thời gian vui chơi, học tập cùng nhau) ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã giúp cho trẻ em ở hai quốc gia này tích lũy được vốn từ vựng phong phú hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.

|
Việc bố mẹ Nhật dành thời gian bên con giúp ích rất nhiều cho sự phát triển nhận thức của trẻ |
Cùng với đó, cuộc nghiên cứu cũng so sánh kết quả của bài kiểm tra trình độ biết chữ dành cho trẻ học lớp một ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bài kiểm tra bao gồm các bài tập đọc hiểu, suy luận qua việc đánh giá một mệnh đề, tái tạo đoạn văn, và viết chính tả. Kết quả cuộc so sánh cho thấy, điểm số bài kiểm tra của trẻ nhỏ Nhật Bản và Hàn Quốc không phản ánh điều kiện tài chính của gia đình các em.
Trái lại, cuộc nghiên cứu đã chứng minh trẻ được giáo dục bằng phương pháp “hoạt động chung” với vốn từ vựng phong phú đạt điểm số cao hơn trẻ bị quản giáo “quân phiệt" (bắt trẻ phải nghe lời bố mẹ), và trẻ có vốn từ nghèo nàn có điểm số thấp nhất.
Kết quả này phản ánh tầm quan trọng của các hình thức giáo dục trẻ, cụ thể là ở hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc. Người mẹ khó có thể thay đổi được thu nhập của gia đình, nhưng việc họ cố gắng trò chuyện nhiều hơn với trẻ và việc họ nhìn nhận vấn đề giáo dục trẻ một cách tiến bộ có thể làm thay đổi cuộc đời của chính những đứa trẻ.
Thành tích học tập ở trường của trẻ không phản ánh điều kiện kinh tế của gia đình. Với một phương pháp giáo dục hợp lý, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển nhận thức vượt trội.
Khả năng ngôn ngữ và tư duy độc lập của trẻ cũng có thể phát triển vượt trội nếu bố mẹ là người thích đọc sách, thường xuyên kể chuyện cho con nghe, yêu thích nói chuyện với con và tạo cho con một gia đình hạnh phúc. Nếu bố mẹ coi trẻ nhỏ như một người lớn trong gia đình sẽ giúp trẻ nâng cao được tính tự chủ và độc lập trong cuộc sống.
Từ những nghiên cứu, phân tích và đánh giá trên đây, có ba điều quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ khi nuôi dạy trẻ:
Thứ nhất, mức độ biết chữ của trẻ không chỉ phản ánh việc trẻ biết đọc, biết viết, mà còn được thể hiện bằng khả năng trẻ sử dụng từ ngữ chính xác và hiệu quả. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo ngay từ những năm đầu đời.
Thứ hai, từ vựng là một yếu tố quan trọng cấu thành nên nền tảng học tập vững chắc, và có thể được cải thiện nếu bố mẹ áp dụng phương pháp giáo dục “hoạt động chung” và tăng cường giao tiếp với trẻ.
Cuối cùng, điều kiện kinh tế hạn hẹp của gia đình có thể ít hoặc không hề ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ nếu bố mẹ biết lựa chọn một phương thức giáo dục phù hợp. Bố mẹ nên tôn trọng tính cách và sự tự chủ của trẻ, quan tâm tới sở thích và suy nghĩ của trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, và tạo ra bầu không khí gia đình gần gũi, hoàn thuận.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="Cách dạy con tự lập của bố mẹ Nhật"/>
Cách dạy con tự lập của bố mẹ Nhật
Series phim truyền hình “Diya Aur Baati Hum” đang làm mưa làm gió trên sóng truyền hình Ấn Độ, vừa ra mắt khán giả Việt Nam trên sóng truyền hình E Channel từ tháng 1/2015.
Là một bộ phim làm tốn không ít giấy mực của báo giới Ấn Độ với 34 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước dành cho nội dung phim truyền hình hấp dẫn nhẫn, “Diya Aur Baati Hum” hội tụ dàn sao đẹp và nổi tiếng như Deepika Singh, Anas Rashid, Gautam Gulati…
Bộ phim không chỉ gây tiếng vang về những tình tiết hấp dẫn, dàn diễn viên nổi tiếng, âm nhạc và những góc quay đẹp, mà còn làm dấy lên những luồng dư luận trái chiều - cả ủng hộ lẫn phản đối ở một đất nước sùng tôn giáo và rất nhiều hủ tục như Ấn Độ. Mặc dù đã lên sóng truyền hình tại Ấn Độ, Indonesia, Rumani và Singapore hơn 3 năm, nhưng bộ phim vẫn luôn dẫn đầu về lượng khán giả theo dõi.
 |
|
“Diya Aur Baati Hum”, được dịch với tựa đề “Vợ tôi là cảnh sát” nói về cô gái Sandhya xinh đẹp, do Deepika Singh thủ vai, từ lâu đã mơ mộng được trở thành cảnh sát, cô muốn phá hết những rào cản mà xã hội Ấn Độ đã gán vào tầng lớp trung lưu như cô. Sooraij - do Anas Rashid thủ vai- chồng cô lại là một chàng trai mộc mạc và bình dị.
 |
|
Anh ăn học ít hơn và mở một tiệm bán bánh ngọt khá nổi tiếng trong vùng. Cuộc hôn nhân của họ như cuộc duyên tiền định khi mà gia đình chồng cô vì “thể diện” đã tìm mọi cách cưới vợ cho con trai chỉ trong 15 ngày sau khi cưới hụt một cô gái khác. Sandhya chính là cô gái được chọn trong bối cảnh bố mẹ vừa mất cách đó vài ngày, cuộc hôn nhân mai mối theo đúng truyền thống và tôn giáo Ấn Độ. Cuộc hôn nhân đó tưởng như sẽ bóp chết giấc mơ trở thành cảnh sát của Sandhya, bởi gia đình chồng cô cho đó là tư tưởng lệch lạc, họ ép cô kết thúc vịệc học sớm.
Trong lúc Sandhya tưởng chừng giấc mơ của mình đã tan vỡ, thì anh chồng Sooraj lại âm thầm lặng lẽ giúp cô vượt qua tất cả thử thách. Bộ phim tái hiện sự hỗn loạn tại New Delhi, nói lên ước vọng giải phóng người phụ nữ Ấn Độ khỏi những rào cản gia đình, sự dốt nát mà không phải do chính họ mong muốn, Sandhya là đại diện cho những người phụ nữ Ấn Độ.
Trong những ngày đầu công chiếu, 2 đạo diễn nổi tiếng Sumeet H Mittal và Rohit Raj Goyal, cùng các diễn viên chính luôn gặp phải sự công kích của những người đứng đầu trong phe bảo thủ với lý do bảo vệ tôn giáo chính thống. Nhưng cũng giống như Sandhya, ekip làm phim đã vượt qua những rào cản đó để làm nên một bộ phim được yêu thích nhất không chỉ tại Ấn Độ mà các quốc gia khác. Bộ phim không chỉ hấp dẫn trong các tình tiết tâm lý, hài hước, hành động và đôi lúc được đưa lên cao trào đến nghẹt thở mà còn được trau chuốt từng góc quay, hình ảnh và sự thể hiện của dàn diễn viên đẹp có nhiều kinh nghiệm.
 |
|
Cùng với trào lưu phim truyền hình Ấn Độ, “Vợ tôi là cảnh sát” trên sóng E Channel vào 19h45 hàng ngày hứa hẹn là một món giải trí hấp dẫn không thể thiếu mỗi ngày, giúp cho khán giả Việt Nam hiểu hơn về văn hóa, phong tục, cuộc sống, con người của một đất nước được coi là gốc của những tôn giáo Á Châu.
https://www.facebook.com/Echannel.VTVcab5 hoặc http://echannel.vn/
Anh Vũ
" alt="Bộ phim làm 'dậy sóng' Ấn Độ ra mắt khán giả Việt Nam"/>
Bộ phim làm 'dậy sóng' Ấn Độ ra mắt khán giả Việt Nam