- Trong lúc dùng miệng thổi vào nòng súng cồn tự chế,ủngvòmhọngkhidùngmiệngthổinòngsútin tuc trong ngay tay anh Nam vô tình bóp vào cò khiến viên đạn găm thẳng vào vòm họng.
Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy vừa phẫu thuật gắp viên đạn bi từ vòm họng của anh Phong (28 tuổi, ngụ Long Thành, Đồng Nai) ra ngoài thành công.
Theo lời kể của bệnh nhân, anh nhặt được khẩu súng cồn tự chế bắn đạn bi xe đạp ở trong vườn cao su. Bắn thử vài phát thì thấy súng sử dụng được, anh đã mang về nhà.
Vị trí viên đạn bi trong vòm họng nam bệnh nhân
Khi ở nhà, anh Phong lại mang ra bắn nhưng đạn bị kẹt. Lúc này, người đàn ông 28 tuổi dùng miệng đặt vào nòng súng thổi mạnh.
Trong lúc đang thổi, anh Phong vô tình dùng tay bóp vào bộ phận cò khiến viên đạn bay ra, găm thẳng vào vòm họng, miệng đầy máu.
Anh được người nhà đưa với Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu, sau đó chuyển lên BV tỉnh.
Thấy tình trạng người bệnh nặng, anh Phong tiếp tục được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Mới đây, sau 2 giờ phẫu thuật, khoa Tai mũi họng đã gắp viên đạn bi ra ngoài.
Hiện sức khỏe anh Phong đang phục hồi tốt, dự kiến anh Phong có thể xuất viện trong tuần tới.
Liên quan tới tai nạn với súng cồn tự chế, trước đó, một bé trai dân tộc Ê Đê cũng bị đạn bi găm vào hốc mắt khi người cậu thử súng.
Người cậu được cho là trong lúc thử súng đã bắn thẳng vào mắt cháu trai vì không nghĩ trong súng có đạn.
Viên bi nằm sâu trong hốc mắt bé, làm rách da, may mắn là nhãn cầu không bị tổn thương. Vùng bờ dưới hốc mắt bị tổn thương có liên quan đến vùng xoang hàm.
Kíp phẫu thuật bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã đi một đường mổ vào bờ dưới hốc mắt, mở vết mổ khoảng 4 cm để rộng phẫu trường, vén toàn bộ nhãn cầu qua một bên, bộc lộ viên bi có đường kính 15 mm và đưa ra ngoài.
Nhiều nội dung nhạy cảm, đi ngược với thuần phong mỹ tục đang được rêu rao quảng cáo trên các ứng dụng OTT.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban Quản lý Nhà nước T4/2014 của Bộ TT&TT, ông Trần Vũ Hà, Giám đốc Trung tâm Thông tin phản ánh rằng tình trạng tin nhắn rác OTT đang diễn biến ngày càng phức tạp và việc chưa có quy định quản lý cũng như chế tài xử phạt khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. "Nội dung quảng cáo rất nhạy cảm, từ sản phẩm phòng the cho tới cờ bạc... nhưng chúng ta lại chưa biết phải làm gì, phải xử lý như thế nào với những nội dung kiểu này", ông Hà kiến nghị.
Khác với tin nhắn rác qua SMS, tin nhắn qua mạng OTT không thể quy về các đầu số của doanh nghiệp nội dung (CSP), cũng không thể buộc nhà mạng (telco) phải chịu trách nhiệm. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ OTT lại đặt máy chủ tại nước ngoài như Viber, WhatsApp, khiến cho việc truy tìm nguồn gốc phát tán và tìm giải pháp ngăn chặn càng khó khăn hơn.
Trước đó, trong lần trao đổi riêng với VietNamNet hồi cuối tháng 1, ông Vũ Quốc Khánh, Tổng giám đốc VNCERT cho rằng hình thức tin nhắn rác qua OTT còn quá mới nên cơ quan này chưa "nhận được phản ánh nào" từ phía người dùng.
Một chính sách để đối phó với vấn nạn này, tất nhiên cũng chưa được xây dựng. Và hiển nhiên, việc hạn chế tin nhắn rác OTT thông qua siết quản lý thuê bao trả trước và khuyến mại SIM cũng không khả thi.
Trái ngược với ý kiến của VNCERT, thanh tra Bộ TT&TT khẳng định tin nhắn rác OTT đã bắt đầu rộ lên từ tháng 9 năm ngoái và tăng mạnh từ thời điểm cận Tết đến nay. Đơn vị này lo ngại rằng, khi cơ quan quản lý tập trung "soi" và "trảm" tin nhắn rác qua mạng di động thì các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm sẽ chủ động "dạt" sang các dịch vụ OTT, nơi tin nhắn vừa được phát tán miễn phí lại chưa chịu bất cứ quy định ràng buộc, quản lý nào từ phía Nhà nước.
"Vừa lợi hơn về mặt kinh tế, lại không bị kiểm soát nên OTT đang trở thành môi trường lý tưởng cho tin nhắn rác", một chuyên gia về bảo mật quan ngại.
Do bản chất "mới xuất hiện" nên vấn nạn tin nhắn rác OTT cần có sự tư vấn chuyên môn của cả Cục Viễn thông lẫn VNCERT trong việc đi tìm hướng xử lý, Thanh tra Bộ nhấn mạnh. "Tin nhắn rác phát triển không ngừng nên quản lý nhà nước cũng cần phải có những hình thức mới để bắt kịp (thực tế)".
MobiFone sắp cung cấp ứng dụng OTT?" alt="Tin nhắn rác OTT quá nhạy cảm"/>
Luigi Mangione bị cảnh sát Altoona (Pennsylvania) bắt giữ hôm 9/12 khi xuất hiện tại một cửa hàng McDonald's. Mangione bị cáo buộc đã nổ súng khiến CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare thiệt mạng trên Đại lộ 6 ở New York hôm 4/12. Magione bị Văn phòng Công tố viên Manhattan truy tố chỉ vài giờ sau đó. Ảnh: NBC.
Loại "súng ma" mà Mangione sở hữu có thể được chế tạo bằng máy in 3D hoặc đặt mua rời các bộ phận từ Internet rồi tự lắp ráp.
Trong quá khứ, "súng ma" từng được xem như một công cụ giải trí của những người yêu thích súng đạn song giờ đây đã trở thành một phần của vấn nạn bạo lực vũ trang tại Mỹ.
"Súng ma" là gì?
"Súng ma" là thuật ngữ chỉ chung các loại súng được mua dưới dạng khung hoặc bộ phận khóa nòng không hoàn chỉnh, vốn có thể được lắp ráp thành súng dùng được bằng cách kết hợp với các bộ phận khác mua riêng.
Thuật ngữ "súng ma" được dùng để mô tả sự "vô hình" của các thiết bị này trong mắt lực lượng thực thi pháp luật. Trước năm 2022, "súng ma" không có số seri và người dùng có thể mua các bộ lắp ráp súng nói trên mà không cần đăng ký.
Thậm chí, nhiều người chưa đủ tuổi hợp pháp sử dụng súng hoặc không cần trải qua quá trình kiểm tra lý lịch thường lệ vẫn có thể đặt mua các khẩu "súng ma", theo Guardian.
Máy in 3D cũng đã được sử dụng để chế tạo súng đầy đủ chức năng, các bộ phận của súng và phụ kiện.
"Súng ma" vốn đã xuất hiện từ lâu dưới dạng đồ sưu tập cho giới chơi súng. Ảnh: San Francisco Chronicles.
"Súng ma" trở nên nổi tiếng vào giữa thập niên 2010 sau khi Cody Wilson, nhà vận động vì quyền sử dụng súng, thành lập tổ chức Defense Distributed và phân phối nguồn mở với các sơ đồ kỹ thuật số cần thiết để tạo ra súng.
Mặc dù chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng ban hành và duy trì một đạo luật nhằm ngăn chặn việc phân phối các loại bản vẽ này, sự mơ hồ xoay quanh tính hợp pháp của chúng đồng nghĩa rằng người ta vẫn có thể tìm thấy những sơ đồ kỹ thuật số thiết kế súng trên Internet.
Các bộ lắp ráp súng thủ công đã xuất hiện từ thập niên 1990 song chúng nhanh chóng thu hút sự chú ý vào những năm 2010 khi được sử dụng trong những vụ nổ súng nổi tiếng.
Tại California, nơi giới chức địa phương đã đệ đơn kiện các đơn vị sản xuất "súng ma" và hình sự hóa việc sử dụng chúng, nhiều vụ nổ súng nổi bật đã được xác định có liên quan đến "súng ma" trong thập kỷ qua.
Súng tự chế đã được sử dụng trong một vụ xả súng hàng loạt ở Santa Monica vào năm 2013. Các khẩu "súng ma" cũng được cho là đã xuất hiện trong vụ cướp nhà băng ở Stockton hồi 2014 và một vụ nổ súng làm 6 người thiệt mạng ở ngoại ô Tehama vào năm 2017.
Năm 2019, một học sinh 16 tuổi ở Santa Clarita đã dùng một khẩu "súng ma" để giết 2 học sinh và làm 3 người khác bị thương trước khi tự tử.
California là một trong những tiểu bang chứng kiến nhiều vụ nổ súng liên quan đến "súng ma" nhất. Ảnh: Văn phòng cảnh sát Hạt Santa Clarita.
Những sự vụ nói trên đã giúp các nhà chức trách có cái nhìn sâu sát hơn và nhận ra rằng "súng ma" là những vũ khí đặc biệt chứ không đơn thuần là súng bị xóa số seri.
Dẫu vậy, số lượng súng ma cảnh sát thu được ngày càng nhiều. Vào năm 2022, Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) đã tịch thu 25.785 khẩu "súng ma", tăng gấp gần 16 lần so với năm 2017, theo số liệu của Bộ Tư pháp Mỹ.
"Súng ma" có hợp pháp không?
Tại Mỹ, việc sở hữu và lắp ráp các bộ súng tự chế được xem là hợp pháp ở cấp độ liên bang. Tuy nhiên, những khẩu "súng ma" này đã được kiểm định chặt chẽ hơn dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Vào năm 2022, ATF đưa ra quy định mới yêu cầu các công ty thêm số seri vào những bộ phận của "súng ma", đồng thời tiến hành kiểm tra lý lịch của những khách hàng có ý định mua chúng.
ATF cũng liệt một số thành phần trong các bộ súng tự lắp ráp vào chung danh mục với súng truyền thống. ATF đồng thời yêu cầu các đại lý súng được cấp phép liên bang phải lưu giữ hồ sơ về những khẩu "súng ma" được bán ra cho đến khi họ ngừng hoạt động.
Động thái này nhanh chóng vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ những nhà sản xuất súng và các nhà hoạt động ủng hộ Tu chính án thứ 2, theo Guardian.
Cuộc chiến pháp lý xoay quanh quy định của ATF đã trở thành tâm điểm trong án lệ Garland v VanDerStok tại Tòa án Tối cao Mỹ.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.
" alt="'Súng ma' trong vụ ám sát CEO UnitedHealthcare là gì?"/>
TP.HCM dự kiến giá thuê nhà ở xã hội từ 2,4 triệu đồng/tháng
Theo dự thảo khung giá thuê nhà ở xã hội đang được Sở Xây dựng TP.HCM lấy ý kiến, tùy thuộc vào chi phí bồi thường, giá đất mà giá thuê nhà tại mỗi dự án sẽ khác nhau.
20:55 21/10/2024
" alt="Đề xuất dự án cao cấp không cần dành quỹ đất xây nhà ở xã hội"/>